Sử dụng các loại kính không đạt tiêu chuẩn
Sử dụng các loại kính áp tròng giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân hàng đầu gây hỏng mắt. Chất liệu làm nên các loại kính áp tròng này thường không đảm bảo tiêu chuẩn, dễ nhiễm khuẩn mắt, gây tổn thương mắt cho người dùng, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
Sử dụng kính áp tròng không đạt tiêu chuẩn
Đeo kính áp tròng khi mắt đang bị tổn thương
Đeo kính áp tròng khi nhận thấy các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng và nóng trong mắt sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mắt và làm tình trạng này thêm trầm trọng.
Không nên đeo kính áp tròng khi mắt đang bị tổn thương
Bên cạnh đó, kính áp tròng cũng là nguyên nhân khiến đôi mắt của bạn bị tổn thương. Do đó, hãy kiểm tra mắt kính cẩn thận tránh tình trạng kính bị vỡ, rách hoặc nhiễm trùng.
Lạm dụng đeo kính thường xuyên
Nếu đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ làm mắt thiếu oxy, dẫn đến khô mắt, đau mắt, nghiêm trọng hơn sẽ gây loét giác mạc, thậm chí mù lòa.
Đồng thời, kính áp tròng còn làm giảm cảm giác ở giác mạc, dễ gây loét giác mạc nếu đeo thường xuyên. Bên cạnh đó còn một số nguy cơ khác như: viêm kết mạc, sưng, dị ứng, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng…
Lạm dụng đeo kính áp tròng thường xuyên
Bảo quản kính mắt không đúng cách
Việc sử dụng dung dịch bảo quản kính đã hết hạn hoặc tự ý thay đổi dung dịch sẽ khiến kính bị nhiễm khuẩn. Do đó, khi ngâm rửa kính áp tròng trong dung dịch này sẽ là cầu nối để ký sinh trùng tấn công mắt. Riêng đối với kính áp tròng có màu sẽ làm giảm tầm nhìn của mắt, gây nhức mỏi.
Bảo quản kính áp tròng không đúng cách
Không đeo kính bảo vệ mắt khi đeo kính áp tròng
Nếu bạn đang đeo kính áp tròng thì bụi bẩn từ môi trường bay vào mắt có thể làm xước kính hoặc xước mắt.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, ký sinh trùng acanthamoeba là kẻ thù tiềm ẩn đối với những người sử dụng kính áp tròng. Đây là loại ký sinh trùng thường được tìm thấy trong nước máy, bụi và bể bơi. Chúng phát triển bằng cách ăn những vi khuẩn tồn tại trong mắt kính áp tròng bị nhiễm bẩn.
Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được đặt vào mắt người, acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả là mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù mí và đau mắt.
>>> Xem thêm >>> CHIA SẺ NGUYÊN TẮC ĂN UỐNG LÀNH MẠNH TỪ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG