Hiện trên thị trường có 3 loại kính áp tròng cơ bản: kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng và kính áp tròng Ortho-K.
Với kính áp tròng mềm có 2 loại chất liệu làm nên kính áp tròng
Kính áp tròng mềm xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1960, được làm từ một hydrogel được gọi là “Softlens”. Loại kính này có ưu điểm là có chức năng ngậm nước, chứa từ 40-80% độ ẩm nên mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái khi đeo luôn đó. Hiện đây cũng là chất liệu phù hợp nhất để làm kính áp tròng. H.E.M.A cũng là chất liệu ANN365 Lens tin tưởng để sản xuất ra những đôi kính áp tròng cực thời trang đó nha.
Kính áp tròng ANN365 chất liệu Polihema
Tuy nhiên, loại kính áp tròng mềm này cũng mang lại một vài nhược điểm cho người sử dụng. Đây là chất liệu dễ bám bụi, linh hoạt và dễ bị ướt. Vì vậy các nàng hãy nhớ vệ sinh lens sạch sẽ kính áp tròng và khay đựng kính sau mỗi lần đeo lens nha. Và bạn chú ý trước khi đeo lens hãy kiểm tra thật kĩ chiều của lens để lens không bị trôi khỏi tròng mắt nhé.
b. Kính áp tròng Silicone Hydrogel
Kính áp tròng được làm từ chất liệu Silicone Hydrogel thẩm thấu oxy mỏng, dịu nhẹ với mắt hơn. Quan trọng là cải thiện sự thẩm thấu oxy so với các loại kính làm từ chất liệu khác được sản xuất trước đó nhiều lần. Hydrogel Silicon là một loại tiếp xúc mềm tiên tiến, xốp hơn thấu kính Hydrogel thông thường và cung cấp nhiều oxy hơn đến giác mạc.
Kính áp tròng ANN365 chất liệu Silicone Hydrogel
Với chất liệu Silicone Hydrogel, các nàng và chàng có thể đeo lens trong vòng 12 – 24 tiếng, thay vì tối đa 8 tiếng như các loại kính áp tròng thông thường. Bởi vậy, những cô nàng thường cần phải đeo lens suốt cả ngày thì lựa chọn chất liệu Silicone Hydroge luôn luôn tuyệt vời.
Tồn tại với ưu điểm sẽ luôn luôn là nhược điểm. Đối với đôi mắt nhạy cảm, thì chất liệu Silicone Hydrogel có thể khiến cho mắt các bạn mệt mỏi hơn. Gía thành của lens được làm từ Silicone Hydrogel cũng cao hơn so với chất liệu Polihema. Và kính áp tròng từ Silicone Hydrogel sẽ không thích hợp cho người không dung nạp được Silicone.
Kính áp tròng cứng là loại kính được làm từ thủy tinh, đã xuất hiện trên thị trường khoảng 120 năm trở lại đây. Vì được làm từ chất liệu cứng như thủy tinh, nên khi đeo người dùng sẽ cảm thấy không được thoải mái như kính áp tròng mềm. Đây cũng là loại kính áp tròng không được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Loại kính này được làm từ polymer polymethyl methacrylate, còn được gọi là PMMA, Plexiglas hoặc Perspex. Đây là một chất liệu kị nước, giúp các ống kính đẩy lùi protein trong mắt.
Kính áp tròng cứng
Bên cạnh nhược điểm đeo không được thoải mái như kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng lại mang lại một ưu điểm to lớn. Loại lens này giúp người có tật khúc xạ nặng muốn cải thiện thị lực, có khả năng trao đổi khí cao, tuổi thọ lâu hơn kính áp tròng mềm.
Orthokeratology là một loại kính thấm khí phù hợp với mọi lứa tuổi được thiết kế đặc biệt giúp người đeo có thể sử dụng lens qua đêm.
Kính áp tròng Ortho - K
Khi bạn đang ngủ, ortho lens sẽ làm công việc định hình lại bề mặt phía trước của giác mạc giúp bạn có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Sử dụng kính ortho được coi như là một giải pháp tạm thời cho người bị cận, giống như là niềng răng cho đôi mắt của bạn vậy. Sau một khoảng thời gian đeo, bạn sẽ thấy tầm nhìn giác mạc cải thiện rõ rệt và mắt cũng trở nên sáng hơn, rõ hơn nhiều. Nhưng chi phí của lens ortho-k sẽ đắt gấp 5 lần so với lens thông thường.
Trên đây, ANN365 đã chia sẻ tới bạn các loại kính áp tròng hiện nay để các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sử dụng loại chất liệu nào phù hợp nhất với mắt của mình
>>> Xem thêm >>> NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI SỬ DỤNG KÍNH ÁP TRÒNG